1. Nhãn thực phẩm là gì?
Định nghĩa được chấp nhận trên phạm vi quốc
tế của nhãn thực phẩm là bất kỳ thẻ, nhãn hiệu, hình ảnh hoặc các vấn đề mô tả khác,
được viết, in, dán, đánh dấu, dập nổi hoặc ấn tượng, hoặc gắn vào hộp đựng thực
phẩm. Ghi nhãn thực phẩm bao gồm bất kỳ vấn đề bằng văn bản, in hoặc đồ họa có trên
nhãn, đi kèm với thực phẩm hoặc được hiển thị gần thực phẩm, bao gồm cả cho mục
đích quảng bá bán hoặc thải bỏ.
Nguyên
tắc chung về thông tin nhãn thực phầm (theo tiêu chuẩn quốc tế):
Thực phẩm đóng gói sẵn sẽ không được mô tả
hoặc trình bày trên bất kỳ nhãn nào theo cách sai, gây hiểu lầm hoặc lừa đảo hoặc
có khả năng tạo ra một ấn tượng sai lầm liên quan đến đặc tính của nó. Thực phẩm
đóng gói sẵn sẽ không được mô tả hoặc trình bày trên bất kỳ nhãn nào hoặc trong
bất kỳ nhãn nào bằng từ ngữ, hình ảnh hoặc các thiết bị khác có liên quan hoặc
trực tiếp đến bất kỳ sản phẩm nào mà thực phẩm đó có thể bị nhầm lẫn, hoặc theo
cách đó để dẫn dắt người mua hoặc người tiêu dùng cho rằng thực phẩm được kết nối
với sản phẩm khác đó.
2. Thực trạng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước
ta trong những năm qua, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề sức
khoẻ, đặc biệt là các loại thực phẩm dùng hàng ngày. Nắm bắt được tâm lý đó nên
các công ty sản xuất thực phẩm tập trung phát triển các dòng sản phẩm có lợi
cho sức khoẻ người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng không ít nhà sản xuất sử dụng các
thủ thuật trên nhãn thực phẩm để đánh lừa khách hàng mua các sản phẩm không như
họ mong muốn.
Thông tin về dinh dưỡng, sức khoẻ trên nhãn
thực phẩm được xem như mồi nhử để khách hàng đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản phẩm có bổ sung thông tin về sức khoẻ trên bao
bì làm cho người tiêu dùng tin tưởng rằng sản phẩm đó có lợi cho sức khoẻ hơn với
sản phẩm cùng loại nhưng không ghi thông tin đó. Thông tin trên nhãn thực phẩm
thường phức tạp, đòi hỏi người tiêu dùng có những hiểu biết nhất định về vấn đề
dinh dưỡng thực phẩm hay các tên gọi của thành phần cấu thành nó,... Do vậy, đã
và đang gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng hiểu biết về nó. Các nhà sản
xuất thường thiếu trung thực trong việc sử dụng bao nhãn, họ thường cố tình gây
khó hiểu hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ trên bao bì.
Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp người đọc có thêm hiểu biết về nhãn thực phẩm để đưa ra lựa chọn có lợi cho mình.
3.
Một số vấn đề cần quan tâm trên nhãn thực phẩm
a.
Tìm hiểu về thành
phần nguyên liệu (Ingredient)
Thành phần nguyên
liệu của sản phẩm được nhà sản xuất liệt kê trên
nhãn thực phẩm thứ tự theo số lượng của nó có
trong sản phẩm, từ cao đến thấp trong
đó ba nguyên liệu đầu tiên
chiếm thành
phần chủ yếu của sản phẩm.
Một quy tắc để có sản phẩm tốt là chú
ý ba thành phần nguyên liệu đầu tiên được liệt kê, bởi nó là
phần lớn nhất mà bạn ăn vào.
Nếu ba thành
phần đầu tiên
là đường tinh
luyện hay
chất béo
trans bạn có thể cho nó
là sản phẩn không
có lợi cho sức khoẻ.
Với thành
phần nguyên
liệu quá nhiều thì có
thể xem là
sản phẩm đã được chế biến qua rất nhiều công đoạn.
Một số thủ thuật để đánh lừa người tiêu
dùng trong thành phần nguyên liệu (đưa
nó ra khỏi danh
sách ba thành phần chính) bằng cách
sử dụng nhiều tên gọi khác
nhau như việc bổ sung
nhiều loại đường, các
loại xi rô,
các loại đường trái
cây,... vào sản phẩm rồi khi
liệt kê lên
nhãn thực phẩm nhà sản xuất tách
chúng ra nhằm đánh lừa người tiêu
dùng rằng sản phẩm này có
hàm lượng đường thấp, có lợi cho sức khoẻ.
b. Kích cỡ khẩu phần
(Serving)
Kích cở khẩu phần ăn thường phản ánh lượng mà mọi người thường ăn
hoặc uống. Đây
không phải là khuyến nghị về lượng mà người tiêu
dùng nên ăn hoặc uống bao
nhiêu.
Thông tin
về dinh dưỡng trên
nhãn thực phẩm cung
cấp cho
người tiêu
dùng lượng calo
cho mỗi khẩu phần. Tuy
nhiên, cần chú ý
tính toán khẩu phần ăn của mình
so với lượng khẩu phần ghi
trên nhãn bởi để đánh lừa người tiêu
dùng về lượng calo
(người thực hiện chế độ giảm cân)
một số nhà sản xuất thực phẩm đưa
ra lượng khẩu phần rất nhỏ so với thực tế mà người tiêu
dùng sử dụng.
Ví như,
khẩu phần chỉ là một nữa lon
soda, một nữa thanh
sô cô la, hoặc một miếng bánh
quy,... Với thủ thuật đó,
nhà sản xuất đã đánh
lừa được người tiêu
dùng nghĩ rằng sản phẩm bạn đang
sử dụng chứa ít calo
và ít đường.
Số lượng khẩu phần ăn mà
bạn tiêu
thụ quyết định số lượng calo
bạn thực sự ăn và
ăn quá nhiều calo mỗi ngày
có liên quan đến thừa cân và
béo phì.
Do vậy, nếu bạn quan
tâm đến giá trị dinh dưỡng của những gì mà
bạn đang ăn
thì bạn cần nhân
số lượng khẩu phần được cung
cấp trên
nhãn hiệu với số lượng khẩu phần bạn tiêu
thụ.
c. Những công
bố dễ gây hiểu nhầm nhất trên
nhãn thực phẩm:
Công bố về lợi ích sức khoẻ (Health
claims) trên nhãn thực phẩm được thiết kế để thu hút
sự chú ý của người tiêu
dùng và thuyết phục bạn rằng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Các công
bố thường gặp và ý nghĩa của nó:
- Nhiều loại hạt
(Multigrain): điều này nghe có vẻ rất có lợi cho sức khoẻ nhưng
chỉ có nghĩa là sản phẩm đó có
chứa nhiều loại hạt. Có thể là các
loại hạt đã tinh
chế, trừ khi nó
được ghi rõ
là nguyên hạt (whole grain).
- Tự nhiên
(Natural): Điều này không nhất thiết có nghĩa là sản phẩm giống với bất cứ thứ gì tự nhiên.
Nó chỉ đơn giản chỉ ra rằng tại một thời điểm, nhà sản xuất đã làm
việc với một nguồn nguyên
liệu tự nhiên
như táo hoặc gạo.
- Hữu cơ (Organic):
Công bố này nói
rất ít về việc sản phẩm có lợi cho sức khoẻ hay không.
Ví như đường hữu cơ vẫn là đường.
- Không bổ sung đường (No
added sugar): một số sản phẩm chứa hàm lượng đường tự nhiên
cao. Việc nhà sản xuất không
bổ sung
thêm đường không
có nghĩa là sản phẩm đó có
lợi cho sức khoẻ. Các
chất thay
thế đường không
lành mạnh cũng có thể đã được thêm
vào.
- Được làm từ nguyên
hạt (Made
with whole grains): Sản phẩm có thể chứa rất ít nguyên
hạt. Cần kiểm tra
danh sách thành phần nguyên liệu - nếu loại nguyên
hạt được đề cập mà không
có trong ba thành phần đầu tiên
thì xem như số lượng không
đáng kể.
- Không chứa chất béo
trán (Zero trans fat): cụm từ này có
thể có nghĩa là “ít
hơn 0.5g chất béo trans cho mỗi khẫu phần ăn”.
Nhưng nếu kích
cở khẩu phần rất ăn nhỏ (nhằm gây
hiểu nhầm) so với khẩu phần ăn thực sự của bạn thì sản phẩm vẫn chứa chất béo
trans.
- Hương vị trái cây
(Fruit-flavored): rất nhiều sản phẩm thực phẩm trên
nhãn có ghi hương vị trái cây tự nhiên
như sữa chua
dâu tây, kẹo chanh, kẹo
cam,... Tuy nhiên, sản phẩm có thể không
chứa bất kỳ loại trái
cây nào - chỉ là các hương liệu tổng hợp có hương
trái cây.
Đánh vào
tâm lý người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ, nhiều nhà sản xuất thực phẩm đã và
đang sử dụng các
thuật ngữ tiếp thị trên
nhãn liên quan đến việc cải thiện sức khoẻ. Chúng
thường được sử dụng để đánh lừa người tiêu
dùng rằng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Với việc làm rõ
hơn ý nghĩa của các
thông tin trên nhãn thực phẩm bài
viết này sẽ góp phần giúp
người tiêu
dùng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm nào có
lợi cho sức khoẻ của mình.
Nguồn:
FAO, Healthline, FDA
Tổng hợp: Lê Văn Điệp - Viện CN HS-MT