Hiện nay 90% nguyên vật liệu
sản xuất dược trong nước phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trình độ kỹ thuật,
công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diễn ra
tình trạng đầu tư dây chuyền trùng lặp, công tác nghiên cứu khoa học và phát
triển chưa được coi trọng, nguồn nhân lực trình độ cao còn ít, chưa đủ đáp ứng
nhu cầu. Trong khi đó, số cơ sở giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực cho
ngành công nghiệp Hóa dược và hóa mỹ phẩm còn rất ít. Hiện nay, cả nước
chỉ có một số trường đào tạo cử nhân khoa học ngành Hóa học (chuyên ngành Hóa
dược): Đại học sư phạm Đà Nẵng, Đại học Quy Nhơn, Đại học Cần Thơ; 01 trường
Đào tạo cử nhân ngành Hóa Dược: Đại học khoa học tự nhiên-Đại học Quốc gia Hà
Nội,và chỉ có 02 trường đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học (chuyên
ngành Hóa dược): Đại học Bách khoa Hà Nội (chuyên ngành Hóa dược-thuốc bảo vệ
thực vật) và Đại học Vinh (chuyên ngành Hóa dược-Hóa mỹ phẩm). Do đó, đây là
ngành học có tiềm năng và triển vọng cao đáp ứng nhu cầu về cán bộ kỹ thuật cho
ngành công nghiệp hóa dược-hóa mỹ phẩm ở Việt Nam trong thế kỷ 21.
Mục tiêu đào tạo: Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học
(chuyên ngành Hóa dược-Hóa mỹ phẩm) trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ
bản để phát triển toàn diện, có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ
bản và các kỹ năng, năng lực cần thiết để đảm đương công việc của người kỹ sư
công tác trong lĩnh vực công nghệ hóa học nói chung và sản xuất, quản lý dược
phẩm và mỹ phẩm nói riêng.
Đội
tuyển ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học đạt giải Nhì-Hội thi SV với rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp khoa Hóa học năm học 2015 - 2016
Chương trình đào tạo gồm: khối kiến thức đại cương, khối kiến thức ngành công nghệ hóa học
và khối kiến thức chuyên ngành Hóa dược-Hóa mỹ phẩm. Trong đó, khối kiến thức
chuyên ngành Hóa dược bao gồm việc thiết kế, tổng hợp các chất có hoạt tính
sinh học; nghiên cứu sự chuyển hóa, giải thích cơ chế tác động của chúng ở mức độ phân
tử; xây dựng các mối quan hệ giữa cấu trúc và tác dụng sinh học hay tác
dụng dược lý (gọi là SAR); mối quan hệ định lượng giữa cấu
trúc và tác dụng sinh học hay tác dụng dược lý (gọi là QSAR); công nghệ
bào chế và sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; các phương pháp phân tích và kiểm
nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm.
Thời gian đào tạo: 5 năm
Môi trường học tập: Theo học ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (chuyên ngành Hóa
dược-Hóa mỹ phẩm) tại Đại học Vinh sinh viên không những được trang bị những
kiến thức nền tảng đại cương về ngành học mà còn có cơ hội tiếp cận với thực tế
thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, đào tạo với các cơ sở sản xuất
và kinh doanh hóa dược, trung tâm phân tích-kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm
trong cả nước. Sinh viên được học trong môi trường dạy học hiện đại, trang bị
đầy đủ trang thiết bị thí nghiệm hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tiễn, giúp sinh
viên dễ dàng tiếp thu những kiến thức được giảng dạy đồng thời nâng cao các kỹ
năng thực hành và hiểu rõ được những đặc trưng, thực tế ngành học. Bên cạnh đó,
đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy là các phó giáo sư, tiến sĩ có kinh
nghiệm trong lĩnh vực hóa học và hóa dược đem đến cho sinh viên sự đa dạng,
cũng như tiếp cận được với nhiều phong cách giảng dạy mới qua đó đảm bảo chất
lượng đào tạo cho sinh viên theo học.
Có thể làm việc tại:
-Nhà
máy, xí nghiệp sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược phẩm và hóa mỹ phẩm;
-Cơ
sở phân tích kiểm nghiệm dược phẩm-mỹ phẩm;
-Cơ
quan quản lý dược phẩm và mỹ phẩm;
-Cơ
sở kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm;
-Viện
nghiên cứu, cơ sở đào tạo ngành công nghệ hóa học và hóa dược, mỹ phẩm.
Có thể đảm nhận công việc:
-Kỹ
sư điều hành dây chuyền sản xuất;
-Cán
bộ phân tích kiểm nghiệm dược phẩm-mỹ phẩm;
-Cán
bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước;
-Nghiên
cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu;
-Giảng
viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.
Khả năng học tập nâng cao trình
độ sau khi tốt nghiệp:
Có thể tiếp tục học
tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ ở bậc học cao hơn trong các lĩnh vực: Công
nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ Hóa dược-Hóa mỹ phẩm, Công nghệ thực phẩm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm
2018: 50
SV
K54 ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học trong
chuyến đi tham quan thực tế tại các nhà máy tại HàTĩnh – Quảng Bình – Huế
SV
K55 ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và
K56 Công nghệ Thực phẩm trong chuyến đi tham quan thực tế tại các nhà máy bia
Huế năm 2018.
Kết thúc buổi thí nghiệm!
Những bức ảnh lung linh cuối khóa của sinh viên K54
Tin bài: Mai Thị Thanh Huyền