MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VỀ
NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO CỦA MÃ NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
1. Sàng lọc các nhóm hợp
chất thiên nhiên có hoạt tính dược học và thử nghiệm trên một số đối tượng vi
sinh vật và động vật.
Phụ trách chính: GS.TS. Trần Đình Thắng (GS trẻ nhất
toàn quốc năm 2016)
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng, phương pháp kiểm nghiệm hoạt tính
dược học; Thử nghiệm hoạt tính dược học (tính kháng khuẩn, kháng vi rút, hoạt
tính enzym…) của một số hợp chất thiên nhiên từ thực vật nói chung và nguồn
cây dược liệu nói riêng lên vi sinh vật và động vật;
- Thử nghiệm, tìm kiếm các phương pháp chiết xuất tối ưu đối với các chất
có hoạt tính dược học từ sinh khối thực vật, tảo, nấm lớn.
- Nhận diện hoạt tính dược học của một số hợp chất thiên nhiên từ cây
dược liệu, từ đó đưa ra khuyến cáo cho nhà quản lý.
2. Làm chủ các kỷ thuật
nuôi cấy mô trên các đối tượng cây trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế
cao, các loài cây cần bảo tồn, các loài cây nông nghiệp.
Phụ trách chính: TS. Lê
Quang Vượng (Tốt nghiệp Trường Đại học Brunei Darussalam, Brunei)
Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng, phương pháp về nuôi cấy mô trên các
đối tượng cây dược liệu, cây cần bảo tồn; Định hướng làm chủ đề chuyển giao
công nghệ về phát triển giống cây dược liệu; Theo dõi, giám sát một số đặc điểm
sinh lý (khả năng quang hợp, chống chịu các điều kiện bất lợi của ngoại cảnh)
của cây xanh (là sản phẩm của nuôi cấy mô) trong điều kiện môi trường được kiểm
soát.
3. Thu thập,
đánh giá các biến dị trên các đối tượng thực vật, động vật, cây dược liệu nhằm
tìm kiếm các biến dị có lợi như: cho năng suất cao, khả năng chống chịu điều
kiện bất lợi đối với môi trường, cây dược liệu có giá trị, có hàm lượng các
hoạt tính dược học cao.
Phụ trách
chính: TS. Nguyễn Thị Thảo (Tốt nghiệp Trường Đại học KHTN, Đại học Quốc gia
Hà Nội)
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng và phương pháp
thu thập, đánh giá các đột biến trên động vật, thực vật, vi sinh vật nhằm nhận
diện được các đột biến, trong đó quan tâm các đột biến có năng suất cao, khả
năng chống chịu tốt hoặc các loài cây có giá trị, có hàm lượng các hoạt tính
dược học cao.
- Bước đầu nghiên cứu việc tạo đột biến, chọn lọc
và phát triển các gen có hoạt tính dược học theo định hướng Công nghệ Sinh học
y dược.
4. Phân lập,
lưu giữ, nhân nuôi các dòng vi sinh vật, vi tảo có lợi cho phục vụ cho các ứng
dụng trong các lĩnh vực y dược.
Phụ trách
chính: TS. Nguyễn Lê Ái Vĩnh (Tốt nghiệp Trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản)
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng, phương pháp
phân lập, lưu giữ, nhân nuôi các giống vi sinh vật, vi tảo có lợi ứng dụng
trong lĩnh vực y dược;
- Thử nghiệm, tìm kiếm các phương pháp chiết xuất
tối ưu đối với các chất có hoạt tính dược học từ sinh khối tảo, vi nấm và vi
sinh vật;
- Phát triển kỹ thuật chuyển
gen, tạo giống vi sinh vật sản xuất enzym, sản phẩm lên men…; Phát triển kỹ
thuật nuôi cấy, thu hồi sản phẩm về sinh vật phục vụ cho y dược.
5. Làm chủ các công nghệ
chẩn đoán bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản thông qua tiếp cận kỷ thuật sinh
học phân tử; Các kỹ thuật chuyển gen; Phân tích, tách chiết các dược liệu.
Phụ trách chính: TS. Hoàng
Vĩnh Phú (Tốt nghiệp Trường Đại học Comenius, Slovakia)
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng, phương pháp về chẩn đoán bệnh cây
trồng, vật nuôi, thủy hải sản bằng kỹ thuật sinh học phân tử;
- Chiết xuất ADN, ARN, nhân gen bằng các kỷ thuật PCR; Các kỹ thuật
chuyển gen, nhân dòng gen, tạo giống vi sinh vật tái tổ hợp phục vụ sản xuất
sinh khối;
- Đánh giá hoạt tính, mức độ biểu hiện của các gen tổng hợp thuốc.
6. Làm chủ các kỹ thuật
phân tích sinh học phân tử, metagenome tiếp cận Tin sinh học
Phụ trách chính: TS. Phan
Xuân Thiệu (Tốt nghiệp Trường Đại học Bucharest, Romania)
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ
năng phân tích hệ gen, cây phát sinh chủng loại.
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng phân tích genome, trình tự, cấu
trúc không gian, bản đồ nhiễm sắc thể, phương pháp khai thác ngân hàng gen…
- Phát triển các giải thuật, lý thuyết
và các kĩ thuật thống kê và tính toán để giải quyết các bài toán bắt nguồn từ
nhu cầu quản lý và phân tích dữ liệu sinh học.
- Kiểm định các giả thuyết được đặt ra
của một vấn đề trong sinh học nhờ máy tính thực nghiệm trên dữ liệu mô phỏng,
phát hiện và nâng cao tri thức về sinh học (ví dụ: dự đoán mối quan hệ tương
tác giữa các protein, dự đoán cấu trúc bậc 2 phân tử của protein...).
|