1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Cử nhân điều dưỡng có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ đúng đắn, có kiến thức khoa học cơ bản vững chắc, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khỏe, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

Người điều dưỡng có kiến thức tốt về khoa học xã hội – khoa học tự nhiên – khoa học chuyên ngành về khối ngành chăm sóc sức khỏe và ngành điều dưỡng, hiểu rõ nhũng nguyên tắc thực hành điều dưỡng, chăm sóc lấy người bênh làm trung tâm, có kiến thức tốt về sự tác động qua lại giữa môi trường và sức khỏe con người; các biện pháp duy trì và cải thiện điều kiện sống để bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

1.2.2. Về kỹ năng

Người điều dưỡng có đủ kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết:

-  Hành nghề theo pháp luật nhà nước và đạo đức nghề nghiệp;

- Thực hiện đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh;

- Thực hành đảm bảo sự an toàn, đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện, ổn định và liên tục. Cung cấp môi trường chăm sóc an toàn và quản lý nguy cơ;

- Sử dụng thuốc hợp lý và an toàn;

- Thực hành chăm sóc phù hợp với văn hóa người bệnh. Có đủ khả năng cung cấp và hợp tác trong chăm sóc, giao tiếp tốt với người bệnh, đồng nghiệp và cộng đồng. Thực hiện các mối quan hệ hợp tác với nhóm chăm sóc sức khỏe;

- Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng;

- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp để phòng chống dịch;

- Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc và nâng cao sức khỏe người bệnh;

- Áp dụng Y học cổ truyền vào công tác chăm sóc và phòng bệnh;

- Tham gia công tác quản lý ngành, thực hiện nghiên cứu điều dưỡng, tổ chức và đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng và nhân viên y tế.

1.2.2. Về thái độ

- Người điều dưỡng thực hành nghề nghiệp theo luật pháp, chính sách của nhà nước về công tác chăm sóc ,bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;

- Trung thực, khách quan, thận trọng, y thức làm việc hiệu quả trong thực hành nghề nghiệp, chân thành hợp tác với đồng nghiệp;

- Tôn trọng quyền của người bệnh;

- Có ‎ y thức phát triển nghề nghiệp, học tập liên tục và suốt đời.

2. Chuẩn đầu ra

2.1. Yêu cầu về kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức đại cương

- Hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng vào việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, liên quan đến ngành Điều dưỡng nói riêng;

- Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội làm nền tảng để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;

- Hiểu biết và vận dụng kiến thức về tâm lý y học trong thực hành điều dưỡng.

2.1.2. Khối kiến thức chuyên môn

- Có kiến thức tổng quát về cấu tạo và chức năng của cơ thể con người ở trạng thái bình thường và bệnh lý. Áp dụng các kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y tế cộng đồng và kiến thức chuyên ngành Điều dưỡng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Phân tích và vận dụng được các nguyên lý chăm sóc điều dưỡng, các quy trình kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, và các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại bệnh viên và cộng đồng trong việc chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc và phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng;

- Hiểu biết rõ 25 tiêu chuẩn năng lực của cử nhân điều dưỡng Việt nam (Hội nhập với 18 tiêu chuẩn năng lực của cử nhân điều dưỡng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương) trong công tác chăm sóc người bệnh, công tác quản lý điều dưỡng và hành nghề điều dưỡng;

- Có kiến thức về các quy định về pháp luật trong công tác khám chữa bệnh như: luật khám chữa bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, giao tiếp ứng xử;

- Hiểu biết về phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong công tác điều dưỡng

2.2. Yêu cầu về kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng cứng

- Năng lực thực hành (theo chuẩn năng lực của cử nhân điều dưỡng Việt Nam do Bộ Y tế ban hành tháng 4/2012): gồm 3 lĩnh vực, 25 chuẩn năng lực, 110 tiêu chí

Lĩnh vực

Chuẩn năng lực

Tiêu chí

a. Chăm sóc

 

 

 

1. Hiểu biết về tình trạng sức khỏe người bệnh

1. Xác định tình trạng sức khỏe

2. Giải thích tình trang sức khỏe

2. Ra quyết định chăm sóc 

1. Phân tích vấn đề sức khỏe

2. Ra quyết định chăm sóc

3. Thực hiện chăm sóc

4. Theo dõi khi chăm sóc

3. Xác định sức khỏe ưu tiên

1. Xác định sức khỏe ưu tiên

2. Can thiệp

4. Sử dụng Quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc                                           

1. Đánh giá người bệnh

2. Tổng hợp thông tin

3. Phân tích vấn đề sức khỏe

4. Lập kế hoạch chăm sóc

5. Giải thích, hướng dẫn người bệnh

6. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

7. Lượng giá chăm sóc

8. Hỗ trợ người bệnh xuất viện

9. Giáo dục sức khỏe

5. Tạo an toàn cho người bệnh                                        

1. Biện pháp tạo an toàn

2. Đảm bảo thoải mái cho người bệnh

3. Đảm bảo sự kýn đáo cho người bệnh

6. Tiến hành kỹ thuật chăm sóc đúng quy trình                 

1. Đủ các bước

2. Thành thạo

3. Đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn

7. Dùng thuốc cho người bệnh an toàn                      

1. Hỏi tiền sử dị ứng thuốc

2. Nắm kỹ quy tắc dùng thuốc

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc

4. Xử trí phản ứng thuốc

5. Biết tương tác thuốc

6. Nhận biết hiệu quả của thuốc

7. Ghi chép đúng, đầy đủ

8. Chăm sóc liên tục          

1. Bàn giao chăm sóc, theo dõi

2. Phối hợp trong chăm sóc

3. Có biện pháp thích hợp

9. Sơ cấp cứu

1. Phát hiện vấn đề cấp cứu

2. Ra quyết định xử trí kịp thời

3. Phối hợp trong xử trí

4. Xử trí đúng, nhanh chóng

10. Lập mối quan hệ với người bệnh                  

1. Tạo niềm tin cho người bệnh

2. Giao tiếp với người bệnh

3. Lắng nghe người bệnh

11. Giao tiếp với người bệnh có hiệu quả           

1. Biết tâm lý người bệnh

2. Giao tiếp có hiệu quả

3. Dùng lời nói để giao tiếp hiệu quả

4. Hiểu văn hóa người bệnh để giao tiếp

12. Sử dụng kênh truyền thông để giao tiếp         

1. Sử dụng phương tiện nghe nhìn

2. Sử dụng phương tiện giao tiếp

13. Cung cấp thông tin cho người bệnh             

1. Xác định thông tin cần thiết

2. Chuẩn bị tâm lý người bệnh khi giao tiếp

14. Tổ chức giáo dục sức khỏe                           

1. Thu thập thông tin

2. Xác định nhu cầu giáo dục sức khỏe

3. Lập kế hoạch giáo dục sức khỏe

4. Chuẩn bị tài liệu giáo dục sức khỏe

5. Thực hiện giáo dục sức khỏe

6. Lượng giá giáo dục sức khỏe

15. Làm việc nhóm

1. Duy trì mối quan hệ trong nhóm

2. Hợp tác tốt

3. Tôn trọng lẫn nhau

4. Tôn trọng quyết định của nhau

5. Chia sẻ thông tin

6. Vai trò biện hộ cho người bệnh

B. Quản lý 

 

 

 

16. Quản lý bệnh án        

1. Biết quy chế quản lý bệnh án

2. Bảo mật thông tin bệnh án

3. Ghi chép hồ sơ đúng nguyên tắc

4. Sử dụng hồ sơ đúng quy định     

17. Quản lý công tác chăm sóc                        

1. Xác định công việc

2. Phân công nhiệm vụ

3. Điều phối công việc

4. Sử dụng nguồn lực có hiệu quả

5. Sử dụng công nghệ thông tin

 18. Quản lý trang thiết bị 

1. Phát huy hiệu quả trang thiết bị

2. Bảo trì trang thiết bị

3. Vận hành trang thiết bị

 19. Sử dụng nguồn lực tài chính                           

1. Biết hiệu quả kinh tế

2. Xây dựng nguồn lực tài chính

20. Tạo môi trường  làm việc an toàn                     

1. Biết quy tắc làm việc an toàn

2. Biết chính sách làm việc an toàn

3. Quản lý môi trường chăm sóc

4. Quản lý chất thải y tế

5. Phòng cháy

6. Hiểu biết sức khỏe nghề nghiệp

21. Cải tiến chất lượng chăm sóc                  

1. Đảm bảo chất lượng chăm sóc

2. Khắc phục nguy cơ chăm sóc

3. Nhận phản hồi từ người bệnh

4. Áp dụng phương pháp cải tiến

5. Tham gia hoạt động cải tiến

6. Chia sẻ thông tin về người bệnh

7. Bình phiếu chăm sóc

8. Đề xuất về phương pháp chăm sóc

9. Thực hành dựa vào bằng chứng

22. Nghiên cứu khoa học  

1. Đưa ra vấn đề nghiên cứu

2. Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

3. Sử dụng phần mềm thống kê Y học

4. Đề xuất sau nghiên cứu

5. Chia sẻ kết quả sau nghiên cứu

6. Ứng dụng kết quả nghiên cứu

 23. Phát triển năng lực bản thân                    

1. Nguyện vọng nâng cao trình độ

2. Học tập liên tục

3. Tham gia các hoạt động nghề nghiệp

4. Quảng bá hình ảnh người điều dưỡng

5. Tích cực và thích nghi với đổi mới

6. Chăm sóc theo tiêu chuẩn thực hành

7. Đóng góp cho đồng nghiệp

8. Đóng góp cho ngành nghề

c. Hành nghề

 

 

 

24. Hành nghề theo quy định của pháp luật       

1. Hành nghề theo pháp luật

2. Tuân thủ nội quy cơ quan

3.Thực hiện quy tắc ứng xử

4. Ghi chép về dữ liệu người bệnh

 25. Hành nghề theo Y đức                       

1. Chịu trách nhiệm khi hành nghề

2. Tuân thủ chuẩn Y đức

3. Báo cáo trung thực khi vi phạm

 

- Năng lực tổ chức quản lý

+ Quản lý chuyên môn: công tác tiếp đón người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng, phân cấp mô hình chăm sóc;

+ Quản lý nhân lực: quản lý nhân viên, quản lý học sinh và sinh viên thực tập;

+ Quản lý vật tư –trang thiết bị: cách lập dự trù, cấp phát, sử dụng, bảo quản vật tư-trang thiết bị y tế, kiểm tra đánh giá;

+ Quản lý hành chính: các loại thủ tục hồ sơ, ghi chép, bảo quản giấy tờ hồ sơ.

- Năng lực phát hiện sớm dịch bệnh: tại địa phương và tích cực tham gia chống dịch

2.2.2. Kỹ năng mềm                                                                                          

- Giao tiếp ứng xử: Thực hiện đúng qui định ứng xử trong các cơ sở khám chữa bệnh (Theo thông tư 07/2014/TT-BYT):

Khi thực tập tại các cơ sở y tế:

+ Thực hiện nghiêm túc các quy định;

+ Có đạo đức và lối sống lành mạnh;

+ Có ý thức tổ chức kỉ luật, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt;

+ Chấp hành nhiệm vụ được giao, chủ động, chịu trách nhiệm trong công việc.

Khi ứng xử giao tiếp:

+ Lịch sự, hòa nhã và ứng xử văn minh;

+ Giữ gìn bí mật thông tin của người bệnh

- Về ngoại ngữ

+ Giao tiếp được trong các tình huống cơ bản của đời sống;

+ Giao tiếp được các tình huống cơ bản thuộc chuyên ngành;

+ Đọc và tham khảo được tài liệu thuộc chuyên ngành.

- Về tin học

+ Thực hiện các thao tác quản lý đối với các thư mục, tập tin trên máy tính;

+ Sử dụng được các dịch vụ Internet như email, tìm kiếm thông tin;

+ Thực hiện được các thao tác soạn thảo, định dạng cơ bản trong Microsoft Word;

+ Thực hiện được các thao tác tạo và định dạng bảng tính; sử dụng công thức và các hàm số cơ bản vào các bài toán ứng dụng Microsoft Exel;

+ Thiết kế được các trình diễn bằng phần mềm Microsoft PowerPoint.

- Kỹ năng làm việc nhóm: Phối hợp với các thành viên trong nhóm có hiệu quả. Kỹ năng tổ chức học tập và nghiên cứu ca bệnh.

-           Kỹ năng làm việc tại cộng đồng.

- Kỹ năng tìm kiếm và tự tạo việc làm.

2.3. Yêu cầu về thái độ

2.3.1. Thực hiện đầy đủ 12 điều Y đức

- Có lương tâm và có trách nhiệm với nghề, yêu nghề và không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn;

- Tôn trọng pháp luật và thực hiện đúng quy chế chuyên môn;

- Tôn trọng quyền lợi của người dân đến khám chữa bệnh, không phân biệt đối xử, lịch sự, nhã nhặn, trung thực;

- Giao tiếp ứng xử lịch sự, giải thích nhẹ nhàng đối với người nhà người bệnh;

- Cấp cứu khẩn trương, không đùn đẩy người bệnh;

- Kê đơn thuốc an toàn, phù hợp với chẩn đoán, không tư lợi;

- Không rời bỏ vị trí khi đang làm việc;

- Giáo dục sức khỏe trước khi người bệnh xuất viện;

- Có thái độ đồng cảm, chia sẻ, an ủi người nhà người bệnh khi người bệnh tử vong;

- Quan hệ tốt với đồng nghiệp;

- Biết kiểm điểm và tự kiểm điểm bản thân khi mắc lỗi, không đùn đẩy trách nhiệm;

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục sức khỏe.

2.3.2. Tuân thủ đúng 8 tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp Điều dưỡng viên

- Bảo đảm an toàn cho người bệnh;

- Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh;

- Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh;

- Trung thực khi hành nghề;

- Duy trì và nâng cao năng lực nghề nghiệp;

- Tự tôn nghề nghiệp;

- Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp;

- Cam kết với cộng đồng xã hội.

2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiêp

Người có bằng Cử nhân Điều dưỡng có năng lực làm việc tại:

- Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập;

- Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế;

- Các Trung tâm, Viện nghiên cứu về điều dưỡng.

2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Định hướng chuyên khoa;

- Thạc sĩ và Tiến sĩ Điều dưỡng;

 - Chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 về Điều dưỡng;

- Các chuyên ngành sức khỏe có liên quan.