PGS.TS.
Lê Đức Giang – Phó trưởng khoa
CDIO là
viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Conceive (Hình thành ý tưởng) – Design (Thiết kế) – Implement
(Triển khai) – Operate (Vận hành). CDIO là
một đề xướng của các khối ngành kỹ thuật thuộc ĐH Kỹ thuật Massachusetts
(Mỹ), phối hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra để
thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học.
Theo
website chính thức của tổ chức CDIO, tầm nhìn của CDIO hướng tới việc: Tích
hợp các kỹ năng nghề nghiệp như làm việc nhóm và giao tiếp; Đề cao việc học tập
tích cực và qua trải nghiệm; Liên tục cải tiến thông qua quy trình đảm bảo chất
lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với các dự án do sinh viên tự
thiết kế – xây dựng và kiểm tra, thử nghiệm. Có thể hiểu, cách tiếp cận
CDIO hướng tới đào tạo sinh viên phát triển
toàn diện cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực thực tiễn (năng lực
C-D-I-O) và có ý thức trách nhiệm với xã hội. Chương trình xây dựng
theo tiếp cận CDIO cũng thể hiện rõ nét những mục tiêu cốt lõi của giáo dục
theo UNESCO: học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định bản
thân (learn to know, learn to do, learn to live together, learn to be). Do đó, sinh viên sẽ được phát huy vai trò chủ động, sáng tạo;
phát triển toàn diện các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” đáp ứng tốt nhu cầu của
thị trường lao động liên tục thay đổi trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở
đó, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội theo định hướng chung của trường Đại học
Vinh, khoa Hóa học đã tiến hành phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học
theo tiếp cận CDIO cho 3 ngành đào tạo trình độ đại học: Sư phạm Hóa học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ kỹ thuật hóa học
(chuyên ngành Hóa dược-mỹ phẩm) từ năm học
2016-2017. Chương trình sẽ được triển khai thực hiện từ khóa tuyển sinh năm học
2017-2018 (khóa 58) theo kế hoạch chung của toàn trường.
1. Ngành sư phạm Hóa học
1.1. Mục tiêu tổng quát
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Hóa học có
khả năng áp dụng thành thạo kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành để thiết kế, thực hiện và phát triển "Chương trình nhà trường
THPT môn Hóa học và môn Khoa học tự nhiên"
trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.2. Chương trình đào tạo
1.2.1. Thời gian đào tạo:
4 năm
1.2.2.
Khối lượng kiến thức toàn khóa:
125 tín chỉ
1.2.3.
Nội dung chương trình
- Khối
kiến thức giáo dục đại cương: Toán học và xác suất thống kê, Vật lý đại cương,
Hóa học đại cương, Sinh học đại cương, Tin học cơ sở, Giáo dục chính trị, Giáo
quốc phòng, Giáo dục thể chất và Khoa học xã hội, nhân văn.
- Khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức
nghiệp vụ sư phạm. Trong đó, khối kiến thức khoa học cơ bản gồm: Hóa lý và hóa
lý thuyết, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa sinh, Hóa kỹ thuật và hóa
môi trường; khối kiến thức nghiệp vụ gồm: Giáo dục học và tâm lý học, Lý
luận và phương pháp dạy học hóa học, Phương pháp nghiên cứu khoa học và đo
lường, đánh giá trong giáo dục.
Chương trình đào tạo chú trọng hình thành và
phát triển các phẩm chất, kỹ năng cá nhân và nghề nghiệp cho sinh viên thông qua
các hoạt động nhóm và thực hành, thí nghiệm, thực tế trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, sinh
viên có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng trong
thiết kế, thực hiện và phát triển “Chương trình nhà trường THPT môn Hóa học và
môn Khoa học tự nhiên”, đáp ứng những yêu cầu của người giáo viên phổ thông
trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục Việt Nam.
1.3. Vị trí việc làm của sinh viên tốt nghiệp
- Giáo viên dạy môn Hóa
học và môn Khoa học tự nhiên tại các trường phổ thông;
- Giảng viên dạy Hóa học
tại các trường cao đẳng, đại học;
- Nghiên cứu viên tại
các Viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học hóa học và khoa học giáo dục.
2. Ngành Công nghệ thực phẩm
2.1. Mục tiêu tổng quát
Sinh
viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm có khả năng áp dụng thành thạo kiến
thức khoa học cơ bản, cơ sở kỹ thuật và kiến thức chuyên ngành; hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành
hệ thống sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm trong bối cảnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
2.2. Chương trình
đào tạo
2.2.1.
Thời gian đào tạo: 5
năm
2.2.2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 150 tín
chỉ
2.2.3.
Nội dung chương trình
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: Toán học và xác suất thống kê, Hóa học
đại cương, Vật lý đại cương, Tin học cơ sở, Giáo dục chính trị, Giáo quốc phòng, Giáo dục thể chất và Khoa học xã hội,
nhân văn.
- Khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở kỹ thuật, kiến thức cơ
sở hóa học và công nghệ thực phẩm và kiến thức chuyên ngành. Trong đó, kiến thức
cơ sở kỹ thuật gồm: Hình họa và vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật điện và điện tử, Cơ học kỹ
thuật, Quá trình và thiết bị cơ học; kiến thức cơ sở hóa học và công nghệ thực
phẩm gồm: Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý và hóa keo, Hóa thực phẩm,
Quá trình và thiết bị trong công nghệ thực phẩm, Công nghệ xử lý môi trường; kiến
thức chuyên ngành gồm: Công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, Quản
lý chất lượng và phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm, cơ sở thiết kế nhà máy thực
phẩm, Enzym trong công nghệ thực phẩm, Nguyên liệu phụ gia thực phẩm, Phát triển
sản phẩm thực phẩm,...
Ngoài ra, chương trình đào tạo còn hình thành
và phát triển các kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, kỹ năng và phẩm chất cá
nhân và nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thực tập và
đồ án. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng vận dụng
kiến thức, kỹ năng trong việc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận
hành hệ
thống sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế.
2.3. Vị trí
việc làm của sinh viên tốt nghiệp
- Kỹ sư điều hành dây chuyền sản xuất tại các nhà máy thực phẩm;
- Cán bộ phân tích, kiểm nghiệm thực phẩm, cán bộ nghiên cứu phát triển
sản phẩm (R&D) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Cán bộ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực thực phẩm;
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về khoa học và công nghệ thực
phẩm;
- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm.
3. Ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (chuyên
ngành Hóa dược-Mỹ phẩm)
3.1. Mục tiêu tổng quát
Sinh
viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học (chuyên ngành Hóa dược-Mỹ phẩm)
có khả năng áp dụng thành thạo kiến thức khoa học cơ bản, cơ sở kỹ thuật và kiến
thức chuyên ngành; hình thành ý tưởng, thiết kế,
triển khai và vận hành hệ thống sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển
sản phẩm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế.
3.2. Chương trình
đào tạo
3.2.1.
Thời gian đào tạo: 5
năm
3.2.2. Khối lượng kiến thức toàn khóa: 150 tín
chỉ
3.2.3. Nội dung chương trình
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: Toán học
và xác suất thống kê, Hóa học đại cương, Vật lý đại cương, Tin học cơ sở, Giáo
dục chính trị, Giáo quốc phòng, Giáo dục thể chất và Khoa học xã hội, nhân văn.
- Khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm kiến thức cơ sở kỹ thuật, kiến thức cơ
sở công nghệ hóa học và kiến thức chuyên ngành. Kiến thức cơ sở kỹ thuật gồm:
Hình họa và vẽ kỹ thuật, Kỹ thuật điện và điện tử, Kỹ thuật đo lường và tự động
hóa, Cơ học kỹ thuật, Quá trình và thiết bị cơ học, Quá trình thiết bị nhiệt và
chuyển khối. Kiến thức cơ sở công nghệ hóa học gồm: Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa
phân tích, Hóa lý và hóa keo, Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa học,
Công nghệ xử lý môi trường. Kiến thức chuyên ngành hóa dược và mỹ phẩm gồm: Dược
lý học, Hóa dược và kỹ thuật tổng hợp hóa dược, Công nghệ sản xuất và bào chế
dược phẩm, Hóa học và công nghệ sản xuất, bào chế mỹ phẩm, Quản lý chất lượng
và phân tích, kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm.
Ngoài ra, chương trình đào tạo còn hình thành
và phát triển các kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, kỹ năng và phẩm chất cá
nhân và nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm, thực tập và
đồ án. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng vận dụng
kiến thức, kỹ năng trong việc hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành
hệ
thống sản xuất, quản lý chất lượng và phát triển sản phẩm trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế.
3.3. Vị trí
việc làm của sinh viên tốt nghiệp
- Kỹ sư điều hành dây chuyền sản xuất tại các nhà máy hóa chất và nhà
máy dược phẩm, mỹ phẩm;
- Cán bộ phân tích, kiểm nghiệm tại các cơ sở sản
xuất dược phẩm, mỹ phẩm và trung tâm phân tích kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm;
- Cán bộ tại các cơ quan quản lý nhà nước thuộc
lĩnh vực hóa học và hóa dược – mỹ phẩm;
- Nghiên cứu viên tại các cơ sở nghiên cứu về
khoa học và công nghệ hóa học, hóa dược và mỹ phẩm;
- Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo ngành Công nghệ hóa học và
hóa dược.