TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH                                                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

             KHOA HÓA HỌC                                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                       Nghệ An, ngày 22 tháng 12 năm 2016

KẾ HOẠCH

Thực hiện Tháng rèn nghề và Hội thi “Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng

 nghề nghiệp” năm học 2016 - 2017



           Để nâng cao chất lượng dạy và học, nghiên cứu sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên các ngành ngoài sư phạm hệ chính quy đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội, Khoa Hóa học thông báo Kế hoạch thực hiện Tháng rèn nghề và tổ chức Hội thi “Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp” và Hội thi “Sáng tạo thực phẩm” năm học 2016 – 2017, như sau:

I. Về tháng rèn nghề

1. Mục đích yêu cầu

- Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong giảng viên và sinh viên;

- Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên;

- Tạo phong trào thi đua sôi nổi đối với công tác rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên toàn trường.

- Tổ chức cho sinh viên các khóa thực hiện các nội dung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp theo chương trình đào tạo và theo chuẩn đầu ra của các ngành;

2. Nội dung

- Tổ chức cho giảng viên thao giảng, dự giờ thăm lớp;

- Tổ chức cho sinh viên các khóa thực hiện các nội dung rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp theo chương trình đào tạo và theo chuẩn đầu ra của các ngành;

- Tổ chức tốt công tác thực hành – thí nghiệm gắn liền với thực tế nghề nghiệp;

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực tập nghề nghiệp của sinh viên cuối khóa;

- Tổ chức Hội thi “Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp” cấp khoa năm học 2016 – 2017 (kế hoạch cụ thể ở mục II);

- Tổ chức Hội thi “Sáng tạo thực phẩm” cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm (kế hoạch cụ thể ở mục III)

- Nội dung Hội thi phù hợp với ngành nghề đào tạo, sát thực tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hình thức đa dạng, phong phú;

- Phân công  cán bộ có kinh nghiệm làm cố vấn và chỉ đạo cho các đội thi;

- Tổng kết đánh giá, khen thưởng cấp khoa và đề nghị khen thưởng cấp trường.

II. Kế hoạch tổ chức Hội thi “Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp”

1. Đối tượng, điều kiện dự thi và cách thức tổ chức

1.1. Đối tượng dự thi:

- Sinh viên các ngành ngoài sư phạm hệ chính quy từ năm thứ hai đến năm thứ 4;

- Mỗi lớp sinh viên, mỗi khối lớp hoặc nhóm sinh viên thuộc đối tượng nêu trên được thành lập một đội tuyển gồm 5 thành viên để dự thi Hội thi “Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp”.

1.2. Điều kiện dự thi: 

- Sinh viên có đủ sức khỏe, có điểm rèn luyện loại khá trở lên và điểm trung bình chung học tập từ 2.0 trở lên (lấy kết quả năm học 2015 -2016)       .

- Trang phục:

+ Đối với nữ: trang phục áo dài, giầy hoặc dép có quai hậu;

+ Đối với nam: quần âu, áo sơ mi dài tay, cà vạt, áo bỏ trong quần, giầy hoặc dép có quai hậu;

+ Đeo phù hiệu.

2. Các nội dung Hội thi “Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp”

1. Màn chào hỏi

2. Hiểu biết

3. Xử lý tình huống nghề nghiệp

4. Thuyết trình

Nội dung thi phải đảm bảo:

- Phản ánh được các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, các định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

- Phản ánh được các đặc trưng của ngành nghề đào tạo; thể hiện được các kiến thức, kỹ năng và năng lực nghề nghiệp trong tương lai. Các vấn đề về giáo dục mà xã hội đang quan tâm: văn hoá; các tệ nạn học đường; an toàn giao thông; bảo vệ môi trường…..

Cán bộ phụ trách các đội thi duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung thi của lớp đó.

3. Hình thức, thời gian đối với các nội dung thi Sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp

3.1. Màn chào hỏi  (thời gian tối đa 5 phút)

Điểm tối đa là 10 điểm và được nhân hệ số 5 (5 thành viên Giám khảo).

- Nêu mục đích ý nghĩa của Hội thi: 4 điểm

- Giới thiệu được các thành viên của đội, ngành nghề đào tạo và khoa mình: 2 điểm

- Trang phục đẹp, nhạc, đạo cụ liền mạch, hình thức thể hiện sinh động sáng tạo, chỉ được dùng nhạc nền cho các nội dung thi (không được thu âm lời, bài hát): 4 điểm

3.2. Hiểu biết

- Ban tổ chức chuẩn bị gói câu hỏi (10 câu/đội thi) trong đó có 02 câu hỏi bằng tiếng Anh. Các đội bốc thăm và trả lời theo hình thức trắc nghiệm, Ban giám khảo căn cứ đáp án để đánh giá điểm cho từng đội, điểm tối đa là 20 điểm (2 điểm/1 câu, không đúng không có điểm); thời gian suy nghĩ để đưa ra đáp án 10 giây, đội trả lời đưa đáp án và đọc nội dung đáp án đã chọn.

- Ban tổ chức xây dựng bộ đề cho gói câu hỏi hiểu biết trên cơ sở: Luật giáo dục đại học; Điều lệ trường đại học; Luật lao động; Bảo hiểm y tế; Bảo hộ lao động; Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020; Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ và Quy định của Hiệu trưởng Nhà trường; Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế…

3.3. Xử lý tình huống nghề nghiệp (thời gian tối đa 5 phút)

- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử tạo lập quan hệ và giải quyết vấn đề.

- Hình thức thi: Các khoa chuyên ngành chuẩn bị các tình huống và đáp án theo ngành nghề đào tạo nộp về Ban tổ chức hội thi; các đội bốc thăm và xử lý tình huống theo ngành nghề đào tạo, Ban giám khảo căn cứ đáp án để cho điểm, điểm tối đa là 10 điểm và được nhân hệ số 5.

3.4. Thuyết trình (Thời gian tối đa 5 phút)

            Nội dung thuyết trình theo 2 chủ đề sau:

Chủ đề 1: Giới thiệu về ngành nghề của mình (yêu cầu về kiến thức, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm, kỹ năng nghề nghiệp và hành động của sinh viên); 

Chủ đề 2: Sinh viên với các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay: Vệ sinh an toàn thực phẩm; An toàn giao thông; Bảo vệ môi trường (Fomosa, chất thải công nghiệp,...)

            - Mỗi đội thi sẽ bắt thăm chủ đề thuyết trình và trình bày, điểm tối đa là 10 điểm và được nhân hệ số 5 (khuyến khích các đội thuyết trình bằng tiếng Anh);

            - Tiêu chí đánh giá:

+ Đúng chủ đề: 6 điểm; Bao gồm: Trình bày được nội dung chủ đề: 2 điểm, ý nghĩa của chủ đề: 2 điểm, trách nhiệm của sinh viên: 2 điểm.

+ Giọng thuyết trình có ngữ điệu, sắc thái tình cảm, điệu bộ cử chỉ tự tin: 4 điểm.

4. Thời gian tổ chức thi:

- Thời gian thi 06/03/2016

- Địa điểm : Hội trường A

III. Kế hoạch tổ chức Hội thi “Sáng tạo thực phẩm”

1. Nội dung và hình thức thi:

      1.1. Nội dung 1: Sản phẩm cụ thể:

-    Mỗi đội tham dự hội thi trình bày một sản phẩm thực phẩm cụ thể, do đội mình tự tay làm ra.

-    Thuyết minh được quy trình công nghệ chế biến sản phẩm đó, ý tưởng chọn sản phẩm mang đi tham dự.

-    Có tư liệu ghi lại quá trình thực hiện.

-    Yêu cầu về sản phẩm mang dự thi: Sản phẩm đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm; Có tính thực tiễn cao, đảm bảo về chất lượng, có giá trị cảm quan cao; Sản phẩm mang tính công nghiệp, có thể ứng dụng trong sản xuất; có thể là các sản phẩm truyền thống, khuyến khích các sản phẩm mà nguyên liệu sẵn có.

      1.2. Nội dung 2: Ý tưởng sản phẩm mới

-    Một sản phẩm mới, cải thiện sản phẩm đã có, giải pháp nâng cao chất lượng, giải pháp bảo quản và an toàn vệ sinh thực phẩm.

-    Nguyên liệu tự nhiên, ưu tiên các nguyên liệu sẵn có ở địa phương hoặc nguyên liệu tận dụng, cải tiến của các nghành công nghiệp khác.

-    Thuyết minh về ý tưởng sản phẩm, giá trị dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, văn hóa ẩm thực,…

-    Tính khả thi về công nghệ, kinh tế, ...

-    Mỗi lớp có thể tham dự nhiều ý tưởng, ban tổ chức sẽ sơ tuyển và thông báo các ý tưởng được lọt vào cuộc thi để các đội hoàn thiện và báo cáo.

               2. Đối tượng dự thi :

-    Toàn thể sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm.

-    Mỗi lớp dự thi có tối thiểu 01 sản phẩm cụ thể và 01 ý tưởng sản phẩm mới, riêng lớp 53K  dự thi ít nhất 02 sản phẩm cụ thể và 02 ý tưởng sản phẩm mới.

-    Mỗi sản phẩm cử ra 3 người để báo cáo về sản phẩm mang dự thi của đội mình.

3. Chấm thi và khen thưởng:

- Chấm thi:

- Ban giám khảo gồm 5 người, chấm thi theo thang điểm 10. Các tiêu chí chấm điểm sẽ được trình bày cụ thể.

- Khen thưởng:

- Phần thưởng và giấy khen được trao cho các đội : nhất, nhì, ba.

- Cơ cấu tổ chức giải thưởng: mỗi nội dung thi gồm có 01 giải nhất; 01 giải nhì và 01 giải ba.

            4. Thời gian tổ chức thi:

- Thời gian thi 02/03/2016

- Địa điểm : thông báo địa điểm cụ thể sau

- Phần thi nội dung ý tưởng và thuyết minh sản phẩm cụ thể các đội thi làm tóm tắt trên Powerpoint nộp lại trước ngày 30/02/2016.                                                    

 

                                                                                                                                        P.Trưởng khoa

 

 

                                                                                                                                                  PGS.TS. Trần Đình Thắng