Đây là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học. Những ứng dụng này trong ngành công nghệ thực phẩm rất cần thiết đối với hoạt động sản xuất của các đơn vị kinh doanh chế biến, vì nó liên quan đến sự đánh giá kiểm định của các cơ quan chức năng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy nên hiện nay hầu hết các công ty và cở sở sản xuất có quy mô lớn đều có đội ngũ nhân lực riêng cho ngành công nghệ chế biến này.

 

 

Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp Kỹ sư Công nghệ thực phẩm

Ngành học cho tương lai

Với dân số trên 97 triệu người theo số liệu mới nhất từ Liên hợp quốc vào ngày 16/01/2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,02%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế.

Ngành công nghệ thực phẩm xếp thứ hai trong 3 nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2025, hứa hẹn trở thành ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (rượu - bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột..),. lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành Công nghệ thực phẩm liên tục phát triển với sự ra đời của nhiều công ty mới, các sản phẩm, mẫu mã, nhãn hàng thay đổi hàng ngày. Chính vì vậy,  nhu cầu nhân lực cho ngành này là trương tương lai là rất lớn .

Xét về nhu cầu nhân lực của ngành Công nghệ thực phẩm trong thời gian tới, có thể thấy rằng với dân số hơn gần 100 triệu người của một đất nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu ăn uống của người dân không chỉ là no mà còn phải ngon, sạch và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tri thức và kỹ năng của những người làm việc trong chuỗi cung ứng thực phẩm. Chính vì thế, đây là một trong những ngành công nghệ mà nguồn nhân lực đòi hỏi phải được đào tạo bài bản và có chất lượng.

Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu sản phẩm nông sản, nhưng các dòng sản phẩm chế biến sẵn vẫn chưa được khai thác hiệu quả. Nguyên nhân chính là do chênh lệch về trình độ công nghệ, trang thiết bị và nhân lực. Nước ta đang thực sự thiếu những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề vững vàng trong lĩnh vực thực phẩm. Đó là khó khăn của nền kinh tế, nhưng cũng chính là cơ hội để các kỹ sư công nghệ thực phẩm chớp lấy và thành công. Vì vậy, học ngành Công nghệ thực phẩm cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn một mảnh đất màu mỡ để khai thác và thể hiện bản thân.

 

 

Hệ thống Phòng thiết bị thí nghiệm Chế biến và Phân tích thực phẩm của

Trường Đại học Vinh được đầu tư hiện đại bậc nhất hiện nay

Xu thế hội nhập

Công nghệ thực phẩm là ngành thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025, công nghệ thực phẩm đang khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Hơn nữa, cùng với xu hướng hội nhập, ngành này đã mở rộng và đa dạng hóa quan hệ hợp tác với các nước để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và làm hài lòng các kỹ sư công nghệ thực phẩm.

Nguyễn Thị Lịch, sinh viên năm cuối ngành Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Vinh, chia sẻ: “Mình đã chọn học ngành Công nghệ thực phẩm vì mong muốn sau khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm và có thu nhập ổn định. Tại đây, ngoài học tập chuyên môn sinh viên còn có cơ hội nghiên cứu khoa học, phát triển khởi nghiệp và tham gia nhiều hoạt động đội nhóm, sinh hoạt học thuật rất thú vị. Hiện tại, mình rất hài lòng về lựa chọn của bản thân”.

Bộ Công Thương đã xếp công nghiệp thực phẩm vào nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và cùng với đà phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đây sẽ là một ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, tương lai của các kỹ sư công nghệ thực phẩm tài giỏi và đam mê với nghề sẽ không chỉ được đảm bảo ở sự vững vàng mà chắc chắn sẽ ngày càng vươn xa hơn.

 

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm với Hội thi Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp khi còn ngồi ở ghế nhà trường

Cơ hội nghề nghiệp

Ứng dụng của công nghệ thực phẩm trong đời sống hàng ngày là vô cùng đa dạng, tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về nhiều lĩnh vực: Phân tích và quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Công nghệ chế biến, sản xuất và bảo quản các sản phẩm thực phẩm như: rượu, bia, bánh kẹo, sữa, chè, cà phê, thủy hải sản, rau củ quả… Sự đa dạng của ngành nghề chính là lợi thế để các bạn tìm công việc thích hợp sau khi ra trường.

 

 

GS.TS Trần Đình Thắng – Phó viện trưởng viện Công nghệ Hóa sinh – Môi trường của trường Đại học Vinh (TDV) – cho biết. "Công nghệ thực phẩm là một lĩnh vực rất đa dạng về ngành nghề, sinh viên học ngành Công nghệ thực phẩm ở Trường Đại học Vinh được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. Sinh viên được thực hành, thí nghiệm trực tiếp trên các hệ thống thiết bị lớn ngay từ những năm học đầu tiên, được tạo điều kiện về thời gian, không gian để thực hành và nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, sau khi ra trường có thể làm việc ngay tại các nhà máy"

Chọn ngành Công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ…

- Được đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành)

- Được học tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư, các tiến sỹ chuyên ngành, các giảng viên chuyên môn cao.

- Tham gia các hoạt động đội nhóm học thuật có chất lượng cao.

- Tham gia khởi nghiệp sáng tạo từ khi còn học ở Trường

- Kết hợp với việc học lý thuyết, sinh viên sẽ được thực hành tại phòng thí nghiệm được đầu tư hiện đại bậc nhất trong cả nước, được thực tế, thực tập tại các công ty nhà máy của các tập đoàn thành viên như: HABECO, SABECO, TH-TRUE MILK, MASSAN, CP, Á CHÂU,….Sinh viên sẽ được các tập đoàn, công ty ký hợp đồng ngay từ những năm đầu tiên.

- Có cơ hội đi thực tập sinh hoặc học chuyển tiếp tại các nước Nga, Đài Loan, Isarel, Nhật, Đức…

 

Sinh viên ngành CNTP, Viện CN HS-MT đạt giải cao trong cuộc thi khởi nghiệp do Tỉnh đoàn Nghệ An tổ chức

 

Sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm – Đại học Vinh

Tham quan thực tế sản xuất tại nhà máy Sữa TH – True Milk.

 

 

Vị trí việc làm

Vị trí việc làm sau khi ra trường của sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm

+ Cán bộ Kỹ thuật - Công nghệ, Chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D), Kỹ sư vận hành, điều khiển dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hóa chất, thực phẩm, sinh học và dược phẩm;

+ Cán bộ Quản lý và phân tích chất lượng thực phẩm-dược phẩm (KCS, QA, QC...);

+ Cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước: cơ quan quản lý, kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm, kinh doanh thực phẩm…

+ Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu;

+ Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Một số vị trí cụ thể:

- Nhân viên kiểm định chất lượng (QA) 
- Nhân viên kiểm soát chất lượng nguyên liệu (QC) 
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) 
- Kỹ sư công nghệ thực phẩm 
- Kỹ sư sản xuất (Production engineer) 
- Chuyên gia dinh dưỡng (Nutritionist) 
- Kỹ thuật viên sản xuất, quản đốc phân xưởng 
- Nhân viên phòng thí nghiệm (Laboratory staff) 
- Nhân viên bộ phận thu mua 
- Nhân viên vận hành máy 
- Giám sát viên sản xuất (Production supervisor) 
- Nhân viên kinh doanh… 

                                                                                               

Tin bài: Bộ môn Công nghệ thực phẩm – Đại học Vinh